Home / Bệnh học / Thuốc chữa hăm tã cho bé

Thuốc chữa hăm tã cho bé

Để giúp con nhanh chóng thoát khỏi hăm da, hăm tã, rất nhiều bà mẹ đã lựa chọn phương pháp dùng thuốc bôi. Vậy thì thuốc chữa hăm tã cho bé là những thuốc gì? Có thực sự đem lại hiệu quả và an toàn cho bé như nhiều cha mẹ vẫn kỳ vọng? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Trẻ bị hăm tã nguyên nhân chính lại đến từ những sai lầm của mẹ. Đó là: sử dụng loại tã chất lượng kém, không có nguồn gốc rõ ràng, dễ trào ngược, không thấm hút nên dễ gây kích ứng cho da. Thêm vào đó da của trẻ, nhất là trẻ sơ sinh lại cực kỳ non và nhạy cảm, nên nếu cha mẹ không thay tã thường xuyên, để phân và nước tiểu tiếp xúc lâu với da cũng sẽ khiến cho da bị hăm. Các vị trí hăm thường gặp nhất là hăm bẹn, háng, mông, cơ quan sinh dục, vùng cổ…

Hình ảnh bé bị hăm tã vùng mông bẹn

Trẻ bị hăm thường có biểu hiện nổi mẩn đỏ như bị phát ban, ngày càng lan rộng kèm theo nóng và đau rát khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, chán ăn, sụt cân…từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Bột pha nước tắm trẻ em nhân hưng được bày bán rộng dãi tại các quầy thuốc
Bột pha nước tắm trẻ em nhân hưng được bày bán rộng dãi tại các quầy thuốc

Thuốc đặc trị hăm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

Một số thuốc đặc trị hăm cho bé thường dùng hiện nay phải kể đến các loại kem bôi hay thuốc mỡ được bào chế dưới dạng nước trong dầu. Khi bôi các thuốc này lên trên vùng da hăm sẽ có khả năng tạo ra được một lớp màng mỏng bảo vệ vùng da bị hăm không bị tiếp xúc với phân, nước tiểu hay các tác nhân gây hại bên ngoài. Vì vậy mà giúp cải thiện nhanh các triệu chứng hăm, từ đó giúp điều trị hăm tã hiệu quả.

Thuốc mỡ trị hăm tã là thuốc được sử dụng rất phổ biến hiện nay, đặc biệt là các thuốc có chứa thành phần chất Lanolin có trong nhau cừu. Thuốc này vừa có tác dụng giữ ẩm cho da, tạo độ thông thoáng, không ảnh hưởng tới quá trình trao đổi khí của da bé với không khí bên ngoài, đồng thời ngăn cách được da bé với các tác nhân bên ngoài.

Một số loại kem bôi cũng được nhiều chị em lựa chọn để chữa hăm cho trẻ như kem chống hăm Bubchen, kem chống hăm Sudo, kem chống hăm A+D, kem chống hăm Sanosan, kem chống hăm Bepanthen, kem chống hăm Biolane, kem chống hăm Desitin…

Nhìn chung các thuốc điều trị hăm tã cho trẻ bằng thuốc mỡ hay kem bôi đều có ưu điểm đó là tiện lợi, dễ sử dụng, không mất nhiều thời gian, đem lại hiệu quả nhanh. Tuy nhiên đa phần các thuốc trị hăm tã cho bé hiện nay đều có chứa các chất bảo quản, hóa chất, chất tạo màu, chất tạo mùi…nên rất dễ gây kích ứng da. Đặc biệt nhiều sản phẩm trôi nổi không có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng khi sử dụng sẽ khiến bệnh nặng hơn nhiều.

Chính vì thế khi mua thuốc trị hăm tã cho trẻ sơ sinh thì các bậc phụ huynh cần tìm hiểu rõ nguồn gốc xuất xứ, các thành phần có trong thuốc (chỉ ưu tiên sử dụng các thuốc có chứa thành phần tự nhiên, thảo dược). Đặc biệt nên tìm tới các đại lý uy tín có thương hiệu trên thị trường để mua, đối với thuốc nhập ngoại thì cần đến đúng đại lý ủy quyền sản phẩm để mua và được hướng dẫn cách sử dụng tốt nhất.

Bên cạnh đó khi dùng thuốc chữa hăm tã cho bé, các mẹ cần chú ý dùng đúng liều lượng, đúng thời gian, không nên lạm dụng thuốc quá liều. Trước khi thoa thuốc cần vệ sinh tay sạch sẽ để tránh gây nhiễm trùng. Đồng thời nếu khi dùng thuốc mà thấy dị ứng và mẩn đỏ nổi càng nhiều hơn thì cần dừng ngay lại và tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám bởi rất có thể trẻ bị dị ứng với các thành phần có trong thuốc.

Ngoài ra trong quá trình dùng thuốc cần đảm bảo giữ cho vùng da bị hăm của trẻ luôn được khô thoáng, thay tã bỉm thường xuyên, mặc quần áo thoáng mát, chọn chất liệu tã bỉm tốt có khả năng chống trào ngược và thấm hút tốt.

>> Cách Trị hăm vùng kín cho bé hiệu quả

DMCA DMCA.com Protection Status