Hăm tã kéo dài sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ, đặc biệt càng để lâu nguy cơ bị viêm da, nhiễm trùng da sẽ càng nặng, nếu là hăm tã ở cơ quan sinh dục còn làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau. Vậy thì hăm tã biểu hiện có gì đặc trưng? Các mẹ cần nắm được rõ các biểu hiện của hăm tã, qua đó chủ động phát hiện sớm và đối phó kịp thời, giúp con tránh được những hậu quả không đáng có do bệnh gây ra.
Các chuyên gia cho rằng hăm tã ở trẻ là tình trạng rất phổ biến, song nếu tìm hiểu kỹ thì các mẹ mới biết được rằng hăm tã có nhiều loại khác nhau, nguyên nhân gây bệnh khác nhau nên các biểu hiện hăm tã cũng sẽ không hoàn toàn giống nhau. Hiện nay có 7 loại hăm tã thường gặp với những biểu hiện cụ thể như sau:
Hăm tã biểu hiện thường gặp:

– Trẻ bị phồng rộp da do tã: đây là dạng thường gặp nhất của hăm tã khiến cho các khu vực như mông, đùi, háng, bẹn, cơ quan sinh dục bị sưng phồng. Nguyên nhân gây phồng rộp chính là do tã gây ra như để tã quá ướt, bẩn lâu không thay, khiến bé cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên dạng hăm này có thể tự biến mất hoặc thoa kem chống hăm nhẹ là khỏi.
– Bị viêm da do nấm candidal: đây là dạng hăm do bị nhiễm nấm candidal, thường xuất hiện ở nếp gấp tại bộ phận sinh dục, nếp gấp bụng, đùi hoặc chân bé, khiến trẻ thấy đau. Biểu hiện của bệnh thường là mọc các nốt đỏ nhỏ, sau đó mọc nhiều hơn, tạo thành mảng đỏ rực lan rộng. Nguyên nhân gây bệnh thường là do trẻ dùng nhiều thuốc kháng sinh.
– Bé bị viêm da ngấn tã: đây được xem là một dạng kích ứng da xảy ra do rìa hoặc mép tã cọ xát vào da, trẻ bị hăm tã dạng này thường tấy đỏ và bị kích thích da, thường xuất hiện ở nếp gấp của chân hoặc bụng trên, đếu để ẩm thì bệnh càng nặng hơn. Tuy nhiên với dạng hăm này có thể dùng phấn chuyên dụng để điều trị.
– Bé bị viêm da cọ xát: đây là dạng hăm tã xảy ra do sự cọ xát giữa các nếp gấp với nhau dẫn tới viêm. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện các vùng bị ửng đỏ ở các nếp gấp giữa đùi với bụng hoặc cũng có thể là ở nách.
– Trẻ bị viêm da dị ứng hay còn gọi là chàm bội nhiễm: bé bị hăm dạng này thường xuất hiện các mảng đỏ đóng vảy trên chân và vùng háng, thậm chí còn lan rộng sang các vùng khác khi di chuyển tã. Nguyên nhân gây viêm da dị ứng thường là do bị dị ứng với xà phòng tắm, dung dịch vệ sinh không phù hợp lứa tuổi, dị ứng với chất kích ứng…
– Trẻ bị viêm da quanh hậu môn: triệu chứng điển hình của dạng hăm tã này đó là xuất hiện các vệt đỏ đổi màu từ đỏ tươi sang đỏ sẫm xung quanh hậu môn, thường gặp ở các bé bú sữa bình bởi phân của các bé chứa nhiều kiềm hơn mức bình thường.
– Trẻ bị chốc lở: bệnh này do vi khuẩn gây ra, điển hình như vi khuẩn staphylococci hoặc streptococci. Bệnh có thể được nhận biết qua các biểu hiện như vùng da hăm mọc các mảng cứng nâu vàng, nổi nhiều mụn nhọt hay vết phồng giộp có mủ kèm theo nhiều nốt đỏ xung quanh. Vị trí thường gặp là ở mông, hậu môn, rốn, bụng dưới và đùi sau đó lan ra các phần khác trên cơ thể.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các mẹ bỉm sữa có thể nắm được hăm tã biểu hiện như thế nào, có các dạng hăm tã nào, qua đó chủ động phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Nếu thấy con có dấu hiệu hăm tã thì các mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ hàng ngày cho bé bằng nước ấm, giữ vùng hăm luôn được khô thoáng, lau khô cơ thể bé sau khi tắm hoặc vệ sinh, chú ý thay tã bỉm thường xuyên, có thể tắm cho bé bằng các lá tắm dân gian, hoặc sử dụng các sản phẩm điều trị chuyên biệt bệnh lý hăm tã.
Ngoài ra nếu như thấy các triệu chứng mà không thuyên giảm, ngày càng nặng hơn thì các mẹ nên cho bé tới gặp bác sỹ chuyên khoa để được điều trị tốt nhất.
>> Chia sẻ Cách chọn mua thuốc mỡ trị hăm cho bé an toàn nhất