Hiện nay việc sử dụng tã, bỉm cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh rất phổ biến, tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng hoặc vệ sinh sạch sẽ dễ dẫn tới hăm, mà thường gặp nhất là hăm kẽ mông. Vậy thì trẻ bị hăm kẽ mông thường có những dấu hiệu gì để nhận biết? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân khiến trẻ bị hăm mông rất đa dạng nhưng thường gặp nhất là do các nguyên nhân như: do sử dụng bỉm tã chất lượng kém, do dùng tã bỉm sai cách, do quá lạm dụng phấn rôm, do sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín không hợp với độ tuổi của trẻ. Ngoài ra nếu cha mẹ cho trẻ ăn quá nhiều các thực phẩm giàu tính axit cũng sẽ làm tăng nguy cơ khiến mông em bé bị hăm, nhất là trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên trong số các nguyên nhân khiến trẻ bị hăm đỏ mông thì có tới trên 80% trường hợp trẻ sơ sinh bị hăm mông là do mẹ mặc tã sai cách bao gồm cả tã vải và tã giấy. Bởi khi tã của bé bị bẩn, phân và nước tiểu ra nhiều nhưng lại không được thay tã kịp thời, mặc tã quá lâu sẽ khiến cho da của trẻ bị bí, không thông thoáng và ẩm ướt kéo dài, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi và khiến mông bị hăm.
Dấu hiệu trẻ bị hăm kẽ mông:

– Các mẹ có thể quan sát thấy ở khu vực quanh mông, kể cả là háng của trẻ xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc có những nếp nhăn. Đây là dấu hiệu đặc trưng và dễ nhận biết nhất khi trẻ bị hăm kẽ mông. Sự xuất hiện của các mụn mẩn đỏ này cho thấy vùng da ở mông đang bị dị ứng, kích ứng, từ đó gây ra hiện tượng nổi mụn. Ngoài ra các mẩn đỏ này có thể xuất hiện ở các vị trí khác như bụng, bộ phận sinh dục và cả đùi.
– Vùng da mông bị hăm sẽ có cảm giác nóng hơn so với những vùng da khác, mẹ có thể chạm tay vào vùng này và cảm nhận rõ nhiệt độ tại đây cao hơn.
– Đặc biệt mẹ sẽ thấy bé thường xuyên quấy khóc, mặt nhăn nhó, cảm giác khó chịu, nhất là khi mẹ thay tã bỉm hoặc vệ sinh ở vùng bị hăm thì trẻ càng khóc to hơn.
– Nếu như kéo dài, trẻ bị hăm mông nặng sẽ xuất hiện các mụn mủ thậm chí là các vết loét, gây trầy xước khi va chạm, lúc này viêm nhiễm đã rất trầm trọng.
– Ngoài ra các triệu chứng bệnh hăm háng cũng xuất hiện tương tự như khi bị hăm ở mông, chỉ là khác vị trí, vì vậy các mẹ có thể chú ý quan sát để nhận biết.
Thực tế các dấu hiệu trẻ bị hăm ở mông rất dễ nhận biết bằng mắt thường, kể cả đối với trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ, chỉ cần cha mẹ chú ý một chút là có thể dễ dàng phát hiện ra ngay. Đặc biệt sau khi đã phát hiện ra các dấu hiệu hăm thì nên tìm cách giải quyết kịp thời, tránh kéo dài tình trạng hăm có thể lây nhiễm lên cơ quan sinh dục, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.
Để trị hăm mông cho trẻ thì cha mẹ cần chú ý thường xuyên kiểm tra độ ẩm ướt của tã và bỉm, tiến hành thay tã kịp thời ngay khi phát hiện trẻ đại tiện hay tiểu tiện. Ngay sau khi thay tã mẹ cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho trẻ bằng nước ấm, không nên lạm dụng dung dịch vệ sinh, sau khi rửa xong thì dùng khăn bông mềm lau thật khô, thao tác lau nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương cho vùng bị hăm.
Ngoài ra cha mẹ cũng nên kiểm tra lại xem chất lượng của loại tã bỉm đang sử dụng cho con đã thực sự tốt hay chưa, có thể thay đổi sang loại tã bỉm khác, nếu thấy hiện tượng hăm cải thiện thì chắc chắn là do dùng tã bỉm kém chất lượng.
Tìm hiểu thêm: Cách trị hăm mông ở trẻ sơ sinh